QUY TRÌNH CHĂM SÓC NẤM MỘC NHĨ ( NẤM MÈO)

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NẤM MỘC NHĨ ( NẤM MÈO)

CHUẨN BỊ NHÀ TRẠI

VỆ SINH NHÀ TRẠI

Trại 100 m2 dạng treo 8000-10.000 phôi.

Trại phải có lưới mùng che côn trùng và bạt để che gió

Trại trồng nấm cần vệ sinh sạch sẽ, rắc vôi, phun thuốc diệt nấm ( COC85, Bordeaux 5%, Nilmite 550sc…) xung quanh trong và ngoài nhà trại để khử trùng trước một tuần khi treo phôi

Nhà trồng phải thông thoáng, tránh nắng rọi trực tiếp, mưa dột hoặc gió lùa quá mạnh

Trại trồng phải tránh xa các khu vực ô nhiễm như: chuồng trại chăn nuôi, nhà máy xí nghiệp bụi bặm, nguồn nước ô nhiễm

CHĂM SÓC PHÔI MỚI MUA VỀ

Sau khi nhận phôi về thì xếp phôi hoặc treo ngay, để tránh phôi bị ngộp và nóng trong quá trình vận chuyển làm chết tơ.

Giai đoạn nuôi tơ không tưới nước, trại phải thoáng mát để bịch phôi nhanh phục hồi tơ.

Sau đó để yên đến khi thấy tơ ăn hết khối nguyên liệu, chuyển sang màu trắng là đạt.

Thường xuyên kiểm tra nhà trại xem phôi có nhiễm mốc xanh, mốc đen. Nên loại bỏ những bịch nhiễm để tránh lây sang các bịch khác.

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH NẤM

CHĂM SÓC NẤM

Khi phôi nấm đã ăn tơ trắng hết bịch, lúc này ta tưới nước phun sương rửa bịch cho sạch.

Sau 1 ngày ta tiến hành rạch bịch, mỗi bịch rạch 9-12 đường, đường rạch dài 4-5 cm theo đường xéo. Ta dùng dao lam hoặc dao rọc giấy.

Khi ta rạch bịch xong không tưới nước, chờ đến khi nào những đường rạch ra mắt nấm con thì lúc đó ta mới tưới sương nước.

Lưu ý: Trong quá trình rạch bịch chờ nấm con ra ở đường rạch thì ta vẫn xả nước nền để tạo độ ẩm trong trại.

TƯỚI NƯỚC ĐỢT 1

Nhiệt độ nuôi trồng nấm mộc nhĩ 25-320C, độ ẩm 85-90%.

Thời gian tưới nước: khi nấm con đã ra lúc này nấm rất là cần nước nên ta tưới nước phun sương 5-6 lần/ngày, để mắt nấm không bị khô và chết.

Khi tai nấm lớn gần bằng chiếc muỗng thì ta giảm lượng nước tưới xuống

Khi tai nấm bằng chiếc muỗng thì ta ngưng tưới nước đợt 1. Khi tai nấm khô hoàn toàn thì ta bắt đầu tưới nước lại

TƯỚI NƯỚC ĐỢT 2

Lúc này nấm cần nước nên ta tưới thật nhiều nước để nấm bắt đầu sinh trưởng phát triển tiếp, độ ẩm trong trại 85-90%. Tưới khi tai nấm lớn hơn chiếc muỗng thì ta ngưng nước đợt 2, ngưng cho khô rồi tưới lại, ta cứ lập lại quy trình như vậy cho đến lần cuối cùng là 2,5 tháng thì thu hoạch.

THU HOẠCH NẤM

Để nấm khô trên bịch tự nhiên, sau đó trải tấm bạt xuống nền dùng tay tuốt tai nấm mèo từ trên bịch xuống. sau khi hái hết một vùng bằng diện tích bạt và kéo bạt sang chỗ khác hái tiếp.

Hái xong ta cảm thấy nấm còn ẩm, chưa khô nên đi phơi lại một đến hai nắng rồi đóng bao kín bảo quản.

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP NẤM MỘC NHĨ

Nấm bị héo khi mới nhú ra

Nguyên nhân

Khi nấm mới nhú ra không tưới sương nước để tạo ẩm, dẫn tưới việc nấm bị thiếu nước và héo.

Khắc phục

Phải tưới sương nước và tạo độ ẩm trong trại khi nấm nhú ra

Tai nấm nhỏ không bung

Nguyên nhân

Thiếu oxy, ngộp, hầm hơi, thời tiết thay đổi.

Khắc phục

Tạo độ thoáng trong trại,chiều mát ta vén bạt lên cao khoảng 1m, để khoảng 1 tiếng tạo oxy cho trại rồi thả bạt xuống.

Quả thể bị sâu bọ phá

Nguyên nhân

Trại không vệ sinh sạch sẽ, những bịch phôi thối và nhiễm không lấy ra vứt bỏ. đây là điều kiện để ấu trùng, ruồi giấm, bọ cứng kéo tới đẻ trứng.

Khắc phụ

Nhà trại cần che chắn kỹ, dùng lông não buộc vào túi lưới rồi treo xung quanh để xua đuổi côn trùng. Quét dọn sạch sẽ và rắc vôi ở nền trại, vệ sinh sạch cổ bịch phôi.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ số Hotline: 0987 764 978 để được tư vấn.

 

 

Chia sẻ:

Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on linkedin

ĐĂNG KÝ BẢN TIN

Ưu tiên nhận các bài chia sẻ, giá nấm và sự kiện nhận voucher giảm giá mới nhất từ chúng tôi.