QUY TRÌNH CHĂM SÓC NẤM LINH CHI

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NẤM LINH CHI

CHUẨN BỊ NHÀ TRẠI

VỆ SINH NHÀ TRẠI

Trại 100 m2 treo được 8000-10.000 phôi

Trại phải có lưới mùng che côn trùng và bạt để che gió

Trại trồng nấm cần vệ sinh sạch sẽ, rắc vôi, phun COC85 xung quanh trong và ngoài nhà trại để khử trùng trước một tuần.

Nhà trồng phải thông thoáng, tránh nắng rọi trực tiếp, mưa dột hoặc gió lùa quá mạnh

Trại trồng phải tránh xa các khu vực ô nhiễm như: chuồng trại chăn nuôi, nhà máy xí nghiệp bụi bặm, nguồn nước ô nhiễm.

CHĂM SÓC PHÔI MỚI MUA VỀ

Sau khi nhận phôi về thì xếp phôi hoặc treo ngay, để tránh phôi bị ngộp và nóng trong quá trình vận chuyển làm chết tơ.

Giai đoạn nuôi tơ không tưới nước, trại phải thoáng mát để bịch phôi nhanh phục hồi tơ.

Nới bỏ nút bông:

Mục đích: Nhằm tạo bề mặt thông thoáng ở cổ túi cho quả thể dễ hình thành và làm giá đỡ cho quả thể phát triển.

Cách tiến hành:

Khi tơ đã ăn ½ bịch hoặc hết bịch, ta bắt đầu nới nút bông, một tay giữ cổ nút, một tay xoay nút bông và kéo từ từ nút bông ra khỏi cổ túi.

Lấy một phần bông nhỏ ở giữa nút bông để được bông sạch, cho phần bông sạch vào cổ nút sao cho vừa chạm bề mặt giá thể mùn cưa, ta tiếp tục nuôi sợi cho đến khi tơ ăn kín đáy bịch.

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH NẤM

CHĂM SÓC NẤM

Sau thời gian nuôi sợi khoảng 30-35 ngày, mầm quả thể linh chi bắt đầu mọc chui lên cổ nút.

Tưới nấm: Nấm linh chi bắt đầu hình thành quả thể tiến hành tưới nước, tưới dạng phun sương trên bịch phôi và tai nấm cho đến khi trên quả thể nấm đọng lại những giọt nước nhỏ.

Khi quả thể nấm còn nhỏ tưới 1-2 lần/ngày. Quả thể nấm càng lớn hoặc thời tiết nắng nóng tăng số lần tưới khoảng 3-4 lần/ngày.

Kiểm tra, điều chỉnh các điều kiện môi trường nhà trồng.

Nhiệt độ: Nhiệt độ nhà trồng duy trì từ 25-300C, nếu nhiệt độ quá cao tăng cường xả nước nền và phun sương trong nhà trại.

Độ ẩm: Độ ẩm nhà nuôi trồng duy trì từ 85-90% bằng cách tưới nước giữ ẩm.

Độ thông thoáng: Nấm càng lớn cường độ hô hấp càng mạnh, vì vậy cần tăng độ thông thoáng nhà trồng bằng cách cuốn bạt lên cách mặt đất khoảng 0,5-1m. Lưu ý: Tránh gió lùa trực tiếp làm khô tai nấm.

Cường độ ánh sáng: ánh sáng khuếch tán và chiếu đều mọi hướng, lượng ánh sáng trong nhà trồng đủ cho người bình thường đọc sách.

THU HOẠCH NẤM

Chăm sóc đợt 1:

Sau 80-90 ngày kể từ khi mọc mầm nấm sẽ thu hái được linh chi. Khi đó mũ nấm và thân nấm có màu nâu cánh gián, mép không còn viền màu vàng, bụng nấm có màu vàng chanh.

Trước khi thu hoạch ta phải phun nước rửa bịch phôi và tai nấm thật sạch rồi để qua ngày hôm sau mới thu hoạch.

Cố định phần cổ và dùng dao sắt cắt gần sát phần chân nấm, tránh làm gãy chân gốc nấm hoặc long gốc.

Khi thu hái xong ta bôi nước vôi 5% lên vết cắt để sát trùng gốc nấm.

Chăm sóc đợt 2:

Từ 10-15 ngày đầu sau khi thu hái xong, không được tưới nước trực tiếp lên bịch phôi và vết cắt, ta xả nước nền để giữ độ ẩm cho nhà trại.

Sau 10-15 ngày quả thể bắt đầu hình thành tại chỗ vết cắt, ta tiến hành tưới nước phun sương và chăm sóc giống như đợt 1.

Quá trình chăm sóc đợt 2 kéo dài giống như đợt 1.

Phôi nấm linh chi thu hái được 3 đợt. năng suất đợt đầu cao hơn hai đợt sau.

Lưu ý: Nấm linh chi đã đến tuổi thu hoạch thì ta thu hoạch ngay không nên để quá già rồi mới thu hoạch sẽ ảnh hưởng đến năng suất ra nấm đợt sau.

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NẤM LINH CHI

Quả thể kết nụ nhưng không phát triển

Nguyên nhân

Nhiệt độ xuống dưới 170C làm nấm rất khó hình thành quả thể và phát triển.

Nhiệt trên 360C không hình thành quả thể hoặc có hình thành thì quả thể có dạng sừng hươu.

Độ ẩm nhà trại không đạt

Khắc phục

Điều chỉnh nhiệt độ trong trại thích hợp 25-300C, ta tưới nước nền và phun sương trong trại.

Tạo độ thoáng trong trại bằng cách kéo bạt/lưới phủ ra bớt cho thông thoáng, không nên phủ kín 100% mà để hở phần dưới mặt đất hoặc trên cao. Tùy vào tường giai đoạn nấm pháp triển để điều chỉnh phù hợp hơn.

Hình thành nụ và chia nhánh (phân thùy)

Nguyên nhân

Trong quá trình phát triển nụ nấm do chúng ta rút bộng hoặc nới bông không đúng kỹ thuật nên nấm sẽ bị phân thùy ra làm nhiều nhánh. Như vậy một qảu thể nấm sẽ có nhiều mũ và nhánh nấm nhỏ, dẫn tới nấm không được đẹp và giảm chất lượng.

Khắc phụ

Nên chọn nhánh to khỏe nhất giữ lại và dùng cách tắt tỉa những nhánh xung quanh, chỉ để lại một tai duy nhất

Điều chỉnh lại ánh sáng không để trại quá tối.

Sâu đục thân phá trong quá trình hình thành nụ và tai nấm

Nguyên nhân

Sâu đục thân đã có mầm móng sẵn trong trại và môi trường xung quanh, khi đục vào thân nấm sẽ làm nấm không phát triển và gây hư hỏng.

Khăc phụ

Nên vệ sinh nhà trại trước khi đưa bịch phôi về và cả trong quá trình nuôi trồng.

Chúng ta cắt bỏ quả thể đi để cho quả thể mới phát triển cũng không khả thi nếu chưa diệt được sâu đục thân.

Nên rạch ở một vị trí khác để nấm có thể phát triển hoàn toàn và cắt bỏ quả thể nấm bị sâu đục thân

Phủ lưới mùng thật kỹ xung quanh trại để tránh côn trùng chui vào đẻ trứng.

Dùng hương xua đuổi côn trùng.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Cần tư vấn và tham khảo thêm nhiều loại meo nấm và phôi nấm khác như:

Nấm Hoàng Đế ( Milky), Bào Ngư xám, Meo Nấm Rơm, Linh Chi, Bảo Ngọc…

 MEO PHÔI NẤM TOÀN QUỐC

Hotline: 0987 764 978

 

 

Chia sẻ:

Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Share on linkedin

ĐĂNG KÝ BẢN TIN

Ưu tiên nhận các bài chia sẻ, giá nấm và sự kiện nhận voucher giảm giá mới nhất từ chúng tôi.